Cây cau là rất đỗi quen thuộc đối với đời sống dân ta từ bao đời nay. Quả cau và vỏ quả cau cũng đã được ứng dụng làm thuốc điều trị từ rất sớm. Vỏ cau thường dùng để trị các bệnh phù thũng, bí tiểu, khó tiêu… Hãy cùng Asay Food tìm hiểu thêm về quả cau qua bài viết sau nhé.
Giới thiệu về quả cau
Quả cau là quả gì?
Quả cau được biết đến là loại quả hình cầu lớn hơn quả trứng cút, màu xanh, khi về già quả màu vàng. Có tên tiếng anh là Pericarpium Arecae ( Tên gọi khác Phúc đại bì). Đã từ xa xưa cau luôn là một trong những loại gắn liền vời đời sống nhân dân không thể thiếu với các bà, các cô thời xưa.
Trầu cau cũng là những vật không thể thiếu trong các ngày lễ Tết, các đám hỷ, đám hiếu của người Việt. Chẳng thế mà từ lâu, hình ảnh lá trầu, quả cau đã đi vào những bài ca dao, những bài thơ cổ của người Việt và trường tồn đến tận bây giờ
Điểm điểm cây và sinh trưởng
Cây cau thân hình trụ cao 10-15m, lá mọc chụm ở ngọn cây. Lá to xẻ lông chim, có bẹ to ôm lấy cây. Cụm hoa lớn phân nhánh, hoa đực có mùi thơm, ở trên, hoa cái ở dưới. Cây cau hiện nay được trồng nhiều ở miền núi phía bắc, đồng bằng sông hồng, và một số tính ở phía nam …
Những bộ phận sử dụng
Chọn quả cau già để lấy hạt và vỏ quả. Hạt phơi khô hoặc sấy khô. Khi dùng, bạn nên ngâm nước 2-3 ngày cho nở mềm. nên thay nước ngâm mỗi ngày và không ngâm trong đồ sắt vì có chất tanin, vớt ráo thái mỏng và phơi cho thật khô.
Vỏ quả đem rửa sạch, ủ mềm qua đêm xẻ nhỏ, phơi khô ráo. Hoặc có thể tẩm thêm rượu sao lên hoặc nấu thành cao đặc. Nên bảo quản nơi khô ráo, thỉnh thoảng cũng cần xông lưu huỳnh để tránh mọt.
Xem thêm sản phẩm:
Quả cau có tác dụng gì?
Trong hạt cau có dầu béo 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%, alcaloid ở dạng kết hợp với tanin 0,3-0,5%. các alcaloid chính là arecolin, arecaidin (arecain) guvacolin, guvacin và isoguvacin, arecolidin. Vỏ quả cũng chứa những alcaloid như ở hạt (arecolin, guvacolin, guvacin...) nhưng với hàm lượng rất thấp.
Chữa giun sán
Arecolin là hoạt chất chính trong hạt cau và vỏ cau. Đây là chất cường đối giao cảm, tương tự như muscarin. Có tác dụng làm tăng tiết dịch và co đồng tử. Ở liều thấp, chất này gây kích thích thần kinh. Còn ở liều cao, thì làm ức chế, liệt thần kinh. Chất này cũng làm tăng nhu động ruột, làm tê bại hoạt động của giun sán giống như nicotin, bằng cách ức chế hạch thần kinh.
Chống đột quỵ
Nghiên cứu chỉ ra rằng hạt quả cau có tác dụng phục hồi chứng đột quỵ, kiểm soát bang quang và cải thiện sức khỏe của cơ bắp hiệu quả.
Chữa xơ gan báng bụng
Trong một nghiên cứu được tiến hành gần đây về hiệu quả lâm sàng của một số vị thuốc y học cổ truyền, đã ghi nhận. Vị thuốc đại phúc bì (vỏ cau) và phục linh thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa xơ gan báng bụng. Do đại phúc bì có khả năng hành thủy, hạ khí, đưa thấp dịch thủy thũng ở bì phu, vùng rốn ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Chữa tiểu khó
Đại phúc bì có tính hành thủy, hạ khí mạnh, nên bài tiết được nước đình trệ toàn thân. Nên thường được ứng dụng trong các trường hợp tiểu khó, bí tiểu, phù thũng.
Trị chứng khô miệng
Khi nhai hạt quả cau sẽ tạo ra một lượng nước bọt đáng kế, giúp bệnh nhân mắc chứng khô miệng cải thiện rất tốt và đồng thời giảm bệnh tiểu đường,
Ngăn ngừa thiếu máu
Hạt quả cau đã được sử dụng trong nhiều năm như một loại thuốc để đối phó với tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Chúng ngăn ngừa chứng thiếu sắt nghiêm trọng và mức độ glucose trong máu thấp. Thường xuyên sử dụng trầu có thể giúp chống lại sự thiếu hụt chất sắt
Tốt cho dạ dày
Hạt cau hỗ trợ trong điều trị giun dạ dày như sán dây và giun đũa, giúp tránh được những vấn đề liên quan đến giun dạ dày.
Giá quả cau hiện nay?
Quả cau hiện nay thường thay đổi thất thường do giá thị trường. Hiện nay giá cau giao động từ 30.000 – 90.000/ Kg. Bạn có thể mua ở nhiều nơi trên thị trường tuy nhiên bạn nên chọn những địa chỉ uy tín. Hãy liên hệ với Asay Food để nhận được mức giá ưu đãi nhất.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.