Hiện nay khi nhắc tới củ ba kích ta biết ngay tới một loại dược liệu được sử dụng để ngâm rượu có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực cho cánh mày râu.
Ngoài ra, ba kích còn có rất nhiều những công dụng tuyệt vời khách tuy nhiên việc sử dụng ra sao để đạt hiệu quả tốt nhất. Thông tin cụ thể dưới đây sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về loại thảo dược này.
Video giới thiệu về củ ba kích
Đặc điểm nhận biết cây ba kích
Nhiều người còn băn khoăn không biết ba kích là gì, nhận biết như thế nào. Cây ba kích là loại cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Dược liệu này còn được biết tới với tên gọi khác như: ba kích thiên, diệp liễu thảo, nhàu thuốc, dây ruột gà,… Cây thường leo thành từng bụi mọc ven rừng có độ cao dưới 500m.
Hình ảnh cây ba kích
Mô tả thực vật
Ba kích là cây thảo, sống lâu năm, leo bằng thân quấn. Thân non mầu tím, có lông, phía sau nhẵn. Cành non, có cạnh. Lá mọc đối, hình mác hoặc bầu dục, thuôn nhọn, cứng, dài 6-14cm, rộng 2,5-6cm, lúc non mầu xanh lục, khi già mầu trắng mốc.
Lá kèm mỏng ôm sát thân. Hoa nhỏ, lúc non mầu trắng, sau hơi vàng, tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Tràng hoa dính liền ở phia dưới thành ống ngắn. Quả hình cầu, khi chín mầu đỏ, mang đài còn lại ở đỉnh. Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả: tháng 7-10.
Bộ phận dùng sử dụng
Rễ dùng làm thuốc thường khô, thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khỏang 5mm, có nhiều chỗ đứt để lộ ra lõi nhỏ bên trong.Vỏ ngoài mầu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Bên trong là thịt mầu hồng hoặc tím, vị hơi ngọt.
Phân bố,thu hoạch
Cây thuốc Ba Kích mọc hoang, phân bố nhiều ở vùng đồi núi thấp của miền núi và trung du ở các tỉnh phía Bắc. Ba Kích có nhiều ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Lạng Sơn, Hà Giang, Hà Tây…. Ba Kích trồng được 3 năm có thể thu hoạch thường vào tháng 10-11. Dùng cuốc đào rộng chung quanh gốc, lấy toàn bộ rễ rửa sạch. Loại rễ to, mập, cùi dầy, mầu tía là loại tốt. Rễ nhỏ, gầy, cùi mỏng, mầu trong là loại vừa.
Giới thiệu về củ ba kích?
Dược liệu Ba kích thiên hình trụ tròn, hơi cong, dài không nhất định, đường kinh 0,7-1,3cm. Mặt ngoài mầu vàng tro, nhám, có vân dọc. Vỏ ngoài và trong gẫy lộ ra phần lõi gỗ và vân nứt ngang, giống như chuỗi hạt trai. Chất cứng, cùi dầy, dễ bóc. Mặt gẫy mầu tím nhạt, ở giữa mầu nâu vàng. Không mùi, vị ngọt
Phân loại củ ba kích
Màu sắc
Trong tự nhiên ba kích có hai loại ba kích đó là Ba kích tím và ba kích trắng. Nếu nhìn về vẻ bề ngoài không khác nhau là mấy, chỉ khác ba kích tím màu vỏ củ ba kích có màu vàng sậm, còn ba kích trắng có màu vàng nhạt.
Tính chất
Ngoài ra dựa theo đặc điểm bảo quản mà chia dược liệu thành loại khô và loại tươi
Nhận xét | Ba kích khô | Ba kích tươi |
Ưu điểm | Vận chuyển dễ dàng, bảo quản được lâu Đã được rút lõi, sử dụng tiện lợi Ba kích khô sử dụng tiện lợi |
Chất lượng tốt, không sử dụng chất bảo quản Mùi vị: Hấp dẫn, hầu như nguyên vẹn Có thể linh hoạt chế biến |
Nhược điểm | Một số gian thương có thể tẩm hóa chất bảo quản Dễ dàng làm giả, làm nhái ( khoảng 80%) Không sạch bằng diệp liễu thảo tươi |
Vận chuyển khó khăn, khó bảo quản, khó gửi đi xa Phải có tủ lạnh mới có thể bảo quản được tươi Chưa được rút lõi |
Ba kích có tác dụng gì? Sử dụng như thế nào
Tây y
Hàm lượng dược chất trong ba kích mang tới tác dụng hỗ trợ chữa bệnh tuyệt vời:
- Tăng cường sức khỏe
- Tăng sức đề kháng
- Chống viêm
- Cân bằng nội tiết
- Điều hòa huyết áp, ổn định chính khí
- Giảm huyết áp, tăng cường tuần hoàn máu não
Tác dụng Đông Y
Theo như nhiều chuyên gia Đông y, Ba kích có vị cay, ngọt, tính hơi ấm mang lại nhiều tác dụng như:
- Chủ đại phong tà khí, tăng chí, ích khí
- Hạ khí, ích tinh
- Khứ phong, bổ huyết hải
- Bổ thận, ích tinh, tán phong thấp
- Cường âm, hạ khí, hóa đờm
- Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt
- Hỗ trợ điều trị liệt dương, thủy nhũng
- Hỗ trợ điều trị ngũ lao, phong khí, cước khí
- Hỗ trợ điều trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, kém ăn,
- Hỗ trợ điều trị thận hư, lưng gối tê mỏi, liệt dương, suy nhược thần kinh, mất ngủ
Xem thêm:
Hướng dẫn sử dụng an toàn
Đối tượng nên sử dụng
- Cả nam và nữ muốn tăng cường năng lực phòng the, kéo dài thời gian yêu.
- Nam giới bị liệt dương, mắc chứng xuất tinh sớm, di tinh, mộng tinh.
- Người bình thường muốn tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng.
- Người trung niên và người già sử dụng rượu ba kích giúp kiện gân cốt, bổ thận tráng dương.
- Các quán ăn, khách sạn, nhà hàng sử dụng rượu diệp liễu thảo thu hút thực khách
Đối tượng không nên sử dụng
- Những người bệnh tướng hỏa quá thịnh, âm hư hỏa vượng, miệng đắt, bứt rứt, khát nước KHÔNG ĐƯỢC DÙNG
- Người âm hư và bệnh tim không dùng được diệp liễu thảo
- Người bị táo bón, âm hư hỏa vượng
- Nhận biết ba kích khô Việt Nam, ba kích khô Trung Quốc
Nhận biết Ba kích khô Trung Quốc
- Hình thức: Bắt mắt, thường không bị vỡ hay bị nứt do công nghệ rút lõi tinh vi.
- Chất lượng: Mặc dù nhìn hình thức đẹp, củ tròn xoe nhưng do bị hấp nhũn nên đã bị mất sạch các dưỡng chất.
- Thường người Trung Quốc họ lấy gần hết dược chất để làm cao lỏng, còn phần bã sẽ phơi khô rồi bán sang Việt Nam với giá rẻ mạt.
Những câu hỏi thường gặp
Ba kích tím bao nhiêu tiền 1kg? Giá cập nhật 2023
Giá cả luôn là mối quan tâm của người tiêu dùng khi tìm mua dược liệu. Thông thường sẽ không có mức giá chung cho ba kích tím bởi mỗi địa chỉ khác nhau sẽ bán giá ba kích khô khác nhau. Hơn nữa chất lượng của ba kích tím cũng có nơi tốt, nơi không tốt.
- Giá ba kích tím trên thị trường hiện nay dao động từ 250.000 – 350.000 vnđ/1kg. Đây là mức giá sàn áp dụng cho loại diệp liễu thảo trồng.
- Ba kích rừng hoặc diệp liễu thảo trồng theo công nghệ gen tự nhiên có giá từ 700.000vnđ/kg.
Người tiêu dùng cần đặc biệt chú ý tới những nơi rao bán với giá 200.000 vnđ/1kg. Bởi khi thu mua tận nơi trồng ba kích cũng chưa chắc mua được với giá đó. Diệp liễu thảo tím là loại dược liệu chất lượng, loại 1 có mức giá cao hơn rất nhiều.
Review Củ ba kích tím khô – tươi bao nhiêu tiền 1kg | Mua ở đâu uy tín
There are no reviews yet.