Có thể thấy rằng từ món ăn dân dã của vùng sơn cước, cua núi (hay còn gọi là cua đá) bỗng chốc trở thành món đặc sản được nhiều người biết đến. Vậy món ăn này có gì đặc biệt cùng tìm hiểu bài viết dưới đây của Asay Food.
Đặc điểm cơ bản nổi bật của cua đá
Cua đá ( Cua núi) là gì?
Cua núi được xem là đặc sản của đồng bào dân tộc miền núi? Về cơ bản hình dạng khá giống các loại cua khác nhưng to bằng nắm tay, có màu sắc khá đậm, chân dài, càng ngắn nhưng to và chắc khỏe. Mỗi con cua nặng khoảng 0,2kg.
Nơi sinh sống
Như tên gọi cua đá hay Cua núi Chúng thường sống trong các hốc đá, khe đá ven suối. Chính vì vậy chúng vô cùng giỏi trong việc ngụy trang, rất hung dữ và nhanh nhẹn.
Xem thêm: Đặc sản ốc núi đá Thanh Hóa báo giá 2022
Phương pháp bắt cua núi
Theo như bà con thì hiện nay có 2 cách bắt cua núi. Một là rình lúc chúng bò ra ngoài tìm mồi nhanh tay chộp bắt. Cách thứ hai là câu.
Câu cua núi không dùng lưỡi mà dùng các cọng dây thun buộc thành chùm trên đầu cần trúc rồi nhấp nhử trước hang. Cua thấy chùm dây thun tưởng con mồi dùng càng kẹp liền, mà cua núi đã kẹp thì “Còn cái nịt nó mới nhả” nên chỉ cần giật mạnh là kéo cua ra khỏi miệng hang.
Thời điểm bắt cua núi
Hiện nay cua núi thường ra khỏi hang vào những ngày mưa, bò dọc theo các con suối. Đến mùa mưa, ban ngày cua thường chui vào hang đá nên cứ khoảng 5 giờ chiều là người dân quanh đây lại cầm đèn lên núi bắt cua.
Thức ăn của cua đá
Thức ăn chủ yếu của cua là thịt của các động vậy nhỏ như, tép, cá, ốc sên, các loại côn trùng mà chúng bắt được, giun đất cũng là món ăn ưa thích của chúng.
Tuổi thọ của cua đá núi:
Đa phần các loài cua sẽ có tuổi thọ trung bình từ 3-4 năm,giống cua càng to thì sống càng lâu, có những ghi nhận nhiều giống cua sống đến 11 năm.
Sinh sản
Cua đá có thể bắt đầu sinh sản sau 1 năm tuổi. tùy theo giống cua mà có hình thái sinh sản khác nhau. Thường thì chúng sẽ bắt cặp vào mùa sinh sản ở miền bắc vào tháng 4-10 âm lịch hàng năm. Còn ở miền nam khó khí hậu nóng, cua sinh sản vào mùa mưa hàng năm từ tháng 10-tháng 2 âm lịch.
Cua đá giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín
Hiện nay giá cua đá sẽ giao động 100.000 đến 300.000 đồng/kg. Giá cao nhưng không phải muốn mua lúc nào cũng có, thường phải đặt trước để người dân trên núi đi bắt rồi rọng lại mới có đủ số lượng để giao.
Cua đá có ăn được không? Có gây ngộ độc không?
Đã từ rất lâu thì cua đá vốn vẫn là món ăn ngon, dân dã được rất nhiều người ưa chuộng. Thậm chí trong những năm gần đây khi giao thương phát triển thì món ăn này còn được mang tới các thành phố lớn với giá bán tương đối cao.
Tuy nhiên cũng đã có một vài trường hợp gặp ngộ độc sau khi ăn, do đó nhiều người lo lắng rằng không biết cua đá ăn có độc không?
Thực tế vốn dĩ thịt của cua đá không hề có độc. Thay vào đó độc tính xuất hiện là do trong quá trình sinh sống thì cua đã ăn một số loại cỏ cây dại, côn trùng có độc hoặc thậm chí là nhiễm phải nọc độc của rắn.
Chính vì vậy vô tình độc tính sẽ bị nhiễm vào trong thớ thịt cua. Nếu người đầu bếp không biết cách chế biến và làm sạch có thể khiến người ăn bị ngộ độc, xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, đau đầu, tim đập nhanh, nôn mửa,… nếu không được cấp cứu kịp có thể gây ra nguy hiểm.
Thế nhưng nhìn chung món cua đá vẫn hoàn toàn có thể ăn được và không gây ngộ độc. Chỉ cần bạn đảm bảo việc chế biến kỹ càng và làm sạch cẩn thận trước khi ăn là được.
Những lưu ý để ăn cua đá biển an toàn, không ngộ độc
- Không nên lựa chọn những con cua đang sống để ăn liền bởi trong chúng còn rất nhiều tạp chất gây nguy hiểm. Khi chế biến cua phải nấu chín từ 20 -30 phút. Không nên ăn cua nướng, vì thịt cua có thể bị nhiễm sán chưa được khử trùng.
- Tránh sử dụng cua đá đã được nấu và bỏ bên ngoài quá lâu. Thịt cua để lâu trong sẽ bị hỏng và ôi thiu. Đây là môi trường thích hợp cho các loại vi khuẩn thâm nhập vào.
- Cua nên được bảo quản ở trong tủ lạnh hoặc các nơi sạch sẽ. Trong trường hợp cua ăn không hết và tránh trường hợp lãng phí. Trước khi lấy cua ra ăn, bạn nhớ đun nấu lại cẩn thận và kỹ càng.
Cua đá nấu món gì ngon?
Thịt cua đá thường rất ngọt, thanh và thơm vì vậy nó trở thành món ăn được nhiều người ưa chuộng. Hơn nữa, chúng còn chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, chỉ cần bạn biết cách chế biến thì chắc chắn sẽ mang đến những món ăn cực ngon và đậm đà cho gia đình trong những ngày hè oi bức này.
Cua đá rang muối
Nguyên liệu: Cua đá biển, muối hạt, tiêu, rau răm, chanh, Hạt dổi..
Quy trình chế biến: Cua mua về rửa sạch, lột bỏ yếm. Vớt ra để ráo.
Cua đá rang muối
- Nếu cua bự thì bạn nên cắt nó làm 2 phần để cho vừa ăn. Sau đó, ướp cua với một ít bột ngọt, muối.
- Dùng chảo đất cho lên bếp lửa, thêm muối hạt và cua vào rồi đảo đều. Sau đó, đậy nắp chảo tiếp tục đun.
- Giảm nhỏ lửa, để nó cháy riu riu, cho tới khi không còn nghe thấy tiếng muối nổ nữa thì mở ra, đảo lại một lần nữa rồi tắt bếp.
- Món ăn hoàn thành khi miếng cua có màu đỏ, thơm và các hạt muối bám đều trên bề mặt miếng cua.
- Món này ăn kèm với rau răm và muối tiêu chanh.
- Từng miếng thịt cua trắng au được bóc ra, chấm thêm một chút muối chanh tạo nên cái vị ngọt ngọt, bùi bùi, thơm dai tự nhiên. Cái hương vị đậm đà khó quên.
Cua đá hấp sả
Nguyên liệu: Cua đá suối hoặc cua đá biển, sả, gừng, muối, tiêu, chanh,..
Cua đá mua về rửa sạch bằng nước muối pha loãng nhiều lần, cọ sạch các vết bám ở phần mai và bụng cua, loại bỏ các yếm cua. Sau đó, vớt ra để ráo.
Cua đá hấp sả
- Sả đập dập, cắt thành từng khúc dài. Gừng cắt lát.
- Cho một ít sả vào nồi nước hấp. Sau đó dùng dĩa inox to, lót sả và gừng, đặt cua vào.
- Cho cua vào nồi hấp chuyên dụng. Tiến hành hấp cua trong khoảng 12 – 15 phút.
- Khi có mùi thơm, cua chuyển màu đỏ là hoàn thành.
- Món này ăn nóng, chấm với muối tiêu chanh.
Cua đá rang me
Nguyên liệu: Cua đá tươi (tùy loại), me chín hoặc nước cốt me, tỏi băm nhuyễn, hành tây, bột năng, đường, muối, ớt, hạt nêm…
Quy trình chế biến:
- Cua mua về, rửa sạch và tách bỏ phần mai.
- Dùng thìa hoặc đũa lấy phần gạch ở mai ra để riêng vào bát.
- Nếu cua to, thì có thể cắt thành từng miếng vừa ăn để nó ngấm gia vị khi ướp.
- Càng cua đá thường khá cứng, bạn có thể dùng kìm đập dập nó để gia vị có thể ngấm vào thịt cua.
- Cho tiêu, hạt nêm vào phần cua đã sơ chế, trộn đều, ướp trong khoảng 20 – 30 phút.
- Sau đó, chảo dầu nóng thì cho cua vào chiên vàng hai mặt, vớt ra để ráo dầu.
- Nếu không có nước cốt me, bạn sử dụng quả me chín ngâm với nước sôi, rồi đánh nhuyễn.
- Dùng rây lọc bỏ phần cặn, lấy nước me.
- Tiếp đó, phi thơm hành tỏi thì cho hành tây, nước me, đường, hạt nêm vào đun nhỏ hỗn hợp.
- Sau khi sôi thì thêm chút ớt tùy khẩu vị của gia đình.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.